Tết Nguyên Đán là dịp để các thành viên trong gia đình cùng sum họp để đón chào năm mới trong niềm vui hân hoan hạnh phúc. Không chỉ ở Việt Nam mới đón Tết theo lịch âm mà ở Châu Á vẫn còn những nước ăn tết Nguyên Đán theo cách riêng của dân tộc mình.
Ngoài Việt Nam thì một số quốc gia đến nay vẫn còn giữ phong tục đón Tết Âm lịch, như Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore, và Trung Quốc. Dù có những tập tục văn hóa khác nhau nhưng ý nghĩa chung Tết là dịp để mọi người gặp gỡ trong chan hòa, hạnh phúc.
Trung Quốc
Tục lệ ăn tết âm lịch không thể không nhắc đến đất nước Trung Quốc vì từ xa xưa nguồn gốc tết Nguyên Đán được cho rằng du nhập vào Việt Nam nên nước này có nhiều nét tương đồng với Tết Việt Nam.
Tết cổ truyền ở Trung Quốc bắt đầu từ 8/12 âm lịch đây là là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm khi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới đổ xô về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình. Tết Nguyên đán của nước này kéo dài cho đến hết ngày 15/1 âm lịch.
Cũng giống như người Việt Nam dịp năm hết Tết đến người dân Trung Quốc người dân đều sẽ thu dọn nhà cửa và trang trí nhà bằng những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ và cây nêu để mong muốn có một cái Tết an lành, tài lộc vào nhà.
Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng ở đất nước Trung Quốc
Xem thêm: Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
Vào đêm 30 tết, người Trung Quốc sẽ cùng vào bếp làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên và chờ đến đúng 12h đêm sẽ nổ những tràng pháo hoa để chào mừng một năm mới.
Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc,Tết Seollah (Seol) năm mới chính thức bắt đầu từ ngày 1/1 theo âm lịch và kéo dài trong 3 ngày.
Tết Seollah là tết quan trọng nhất của họ, vào những ngày Tết, tất cả nam nữ mọi người đều mặc trang phục truyền thống Hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất đề hành lễ thờ cúng tổ tiên.
Vào ngày 30 Tết, các gia đình Hàn Quốc sẽ dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và tắm bằng nước nóng để tẩy trần trước giao thừa. Sau đó, họ mặc trang phục truyền thống hoặc những bộ quần áo đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên.
Singapore
Singapore được biết đến là một quốc đảo nhỏ có biểu trưng Sư tử rất coi trọng việc đón Tết Nguyên Đán. Được biết tết âm lịch của Singapore diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, diễn ra liên tục từ 20 ngày trước tết đến hết ngày 15 tháng Giêng.
Và trong những ngày Tết ở nước này sẽ diễn ra Lễ hội mùa xuân với sự kiện: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động sôi nổi khác.
Tết Nguyên Đán là một sự kiện lớn trong cuộc sống của người Singapore
Có thể bạn quan tâm: Tết Nguyên đán 2019 được nghỉ bao nhiêu ngày?
Nhật Bản
Đất nước Nhật Bản đã áp dụng hình thức đón mừng Tết Nguyên đán theo Tết Dương lịch như các nước Phương Tây nhưng những quan niệm và phong tục cổ truyền trong năm mới của người Nhật cũng gần giống với Việt Nam. Người dân Nhật Bản bắt đầu chuẩn bị năm mới từ ngày 31/12 của năm cũ. Trước cửa nhà của mỗi nhà vào dịp tết sẽ trang trí bằng cây thông hoặc cây tre trước nhằm mục đích ngăn không cho tà ma đến nhà quấy nhiễu và mong muốn được mạnh khỏe và sống lâu.
Mông Cổ
Ở Mông Cổ, Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar) được tổ chức cùng ngày với tết Nguyên đán của người Việt Nam. Tết kéo dài từ mùng 1 đến mùng 3 Tết âm lịch hàng năm, người Mông Cổ năm nào cũng có cách chào đón Tết với nhiều phong tục tập quán độc đáo.
Một trong phong tục tập quán độc đáo của người Mông Cổ đó là họ còn luôn chú trọng nghi thức thanh tẩy, “rửa sạch” cả thể xác, tâm hồn và tội lỗi từ năm trước để chào đón năm mới. Nếu đên Mông Cổ dón tết bạn sẽ thấy vào thời khắc trước đêm giao thừa, người Mông Cổ sẽ sử dụng sữa ngựa rửa sạch chén bát.
Mỗi đất nước đều có những phong tục tập quán đón tết Nguyên Đán khác nhau, nhưng có điểm chung là đều xem tết là một sự kiện trọng đại cho cả năm chờ đón một sự đổi mới và là dịp để cả gia đình sum vầy bên nhau.