Lưu giữ hương vị Tết từ những làng nghề truyền thống

Mỗi năm khi dịp tết Nguyên Đán tới gần, các làng nghề sẽ lại chuẩn bị những mẻ bánh chưng xanh thơm ngon, để lưu giữ món ăn tinh thần của người Việt

Bánh Chưng là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Việt Nam. Loại bánh này đã có từ rất lâu đời với ý nghĩa tượng trưng cho sự no ấm, lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông, tổ tiên. Bánh Chưng là sự kết hợp đặc biệt của rất nhiều nguyên liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là gạo, đậu xanh và thịt. Cách gói và nấu bánh chưng tuy không hề khó, nhưng để có một mẻ bánh thơm ngon và chuẩn vị truyền thống thì cần phải có những công thức gia truyền và những mẹo riêng của mỗi địa phương.

Làng bánh chưng Tranh Khúc Hà Nội

Làng Tranh Khúc là một trong những làng bánh chưng nổi tiếng nhất tại Việt Nam với hơn 100 năm tuổi nghề. Tại đây, bánh chưng không chỉ sản xuất và phục vụ trong ngày Tết mà còn cả những ngày khác trong năm và cả các lễ cưới hỏi. Hầu hết các hộ gia đình trong làng đều làm nghề làm bánh, mỗi năm theo dự tính thì làng Tranh Khúc cung cấp hơn nửa số bánh cho người dân Hà Nội.

Bánh chưng là món ăn truyền thống ngày Tết

Bánh chưng Tranh Khúc được biết tới là những chiếc bánh chưng mang đậm hương vị truyền thống và được làm từ những nguyên liệu tươi ngon nhất. Ngoài ra, cùng với một số cách nấu gia truyền, bánh Tranh Khúc có thể bảo quản lâu ngày mà vẫn giữ nguyên chất lượng bánh cũng như hương vị. Chính vì vậy, hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy những chiếc bánh Tranh Khúc tại các siêu thị và cửa hàng tại Hà Nội.

Làng bánh Bờ Đậu Thái Nguyên

Bờ Đậu, Thái Nguyên được biết đến là làng nghề bánh chưng lâu đời với quá trình hơn 50 năm phát triển. Tại đây, những bí kíp làm bánh được tiếp nối, tương truyền từ đời này qua đời khác. Cùng với quá trình đó, bánh chưng Bờ Đậu dần hình thành nên thương hiệu và nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài.

Bánh chưng Bờ Đậu là một trong những loại bánh chưng có mùi vị thơm ngon và độc đáo nhất tại Việt Nam. Tại đây, người dân trong làng không cần sử dụng các khuôn gói mà vẫn tạo ra được những chiếc bánh chưng vuông cạnh, đều chặn với sự tỉ mỉ và chăm chút của mình. Hơn thế nữa, những nguyên liệu của bánh chưng Bờ Đậu đều được tới từ núi rừng thiên nhiên, từ lá gói Na Rì, gạo vùng Định Hóa, nước giếng thần làng Bờ Đậu. Cùng với những nguyên liệu độc đáo đó và tay nghề của người dân nơi đây, bánh chưng Bờ Đậu luôn có vị thơm ngon, khác biệt so với bánh chưng của vùng khác.

Làng bánh chưng Vĩnh Hòa Nghệ An

Nổi tiếng tại Nghệ An với nghề làm bánh chưng gia truyền, làng Vĩnh Hòa luôn tất bật mỗi dịp Tết đến để kịp ra đời những mẻ bánh thơm ngon nhất. Làng Vĩnh Hòa, Nghệ An đã có lịch sử làm nghề hơn 30 năm, ngoài ra làng còn làm nhiều loại bánh khác như bánh gai, bánh tét, các hộ gia đình ở đây từ già tới trẻ đều có thể cùng nhau làm và sản xuất bánh. Cùng với những sản phẩm bánh thơm ngon của mình, làng đã được công nhận là làng nghề nông sản và nổi tiếng khắp trên cả nước.

Bánh chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn

Bạn BBình, sinh viên học liên thông cao đẳng dược nhận xét rằng bánh ở đây rất ngon, đảm bảo vệ sinh và là món ăn yêu thích của bạn. Nếu có dịp chúng ta nhất định phải thưởng thức một lần.

Theo như những người dân ở đây cho biết, bánh chưng của họ đều được làm từ những loại nguyên liệu chọn lọc như các loại gạo nếp, thịt mỡ và cả lá dong và đặc biệt không thể bỏ qua nước mắm cốt và hạt tiêu. Cùng với đó, theo họ làm bánh chưng cũng chính là cách lưu giữ truyền thống nên họ làm rất tỉ mỉ và nâng niu. Chính từ những bí kíp đặc biệt trong nguyên liệu và cách luộc bánh, bánh chưng Vĩnh Hòa có vị ngon, ăn nhiều cũng không gây ra cảm giác ngán và còn bảo quản được lâu.

Facebook Comments Box
Rate this post