Năm nhuận là gì? Tại sao lại xuất hiện năm nhuận?

Năm nhuận là gì? Cách tính năm nhuận như thế nào? Đây là những thông tin được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Để hiểu biết được rõ hơn về năm nhuận, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.

Giải thích năm nhuận là gì?

Năm nhuận là gì? Thông thường 1 năm sẽ gồm 12 tháng và 365 ngày. Khi 1 năm có số ngày hoặc là số tháng tăng lên (tính theo Dương lịch và Âm lịch), thì khi đó sẽ được tính là năm nhuận (tên tiếng Anh tương ứng là Leap year), trong đó sẽ có các ngày nhuận và tháng nhuận.

Năm nhuận là gì? Tại sao lại xuất hiện năm nhuận?
Giải thích năm nhuận là gì?

>>> Quan tâm thêm về thông tin Tết nguyên đán 2022 vào ngày nào dương lịch

Theo đó, năm nhuận là năm có ngày 29 tháng 2 Dương lịch. Vì vậy, theo lịch Dương, năm nhuận sẽ có 366 ngày, còn những năm không nhuận thì có 365 ngày. Năm nhuận đó là các năm có thêm 1 ngày vào tháng 2, nghĩa là năm nhuận tháng 2 có 29 ngày (không nhuận sẽ là 28 ngày). Đa phần những nước ở trên Thế giới đều tính năm nhuận theo Dương lịch. Còn đối với năm nhuận Âm lịch có 13 tháng thông thường sẽ được các nước Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,… sử dụng đến và họ rất coi trọng.

Lý do vì sao lại xuất hiện năm nhuận?

Những thông tin được chia sẻ ở trên thì mọi người cũng đã hiểu được về năm nhuận là gì. Vậy, tại sao lại xuất hiện năm nhuận? Vấn đề này đã được các chuyên gia hàng đầu lý giải cụ thể như sau:

+ Đối với lịch dương: một năm thì trái đất sẽ quay quanh mặt trời là 365 ngày và 6 giờ. Theo như quy ước chuẩn quốc tế thì một năm sẽ có tổng 265 ngày, do đó 6 giờ kia sẽ được tính là dư ra. 6 giờ khi đó sẽ tương ứng với ¼ ngày. Trong trường hợp được tính theo với cách này thì sau khoảng thời gian 4 năm thì lịch dương sẽ dư ra 24h. Do đó, 24h hay có thể nói cách khác là đã có 1 ngày dư ra.

+ Còn bên lịch âm: bên cạnh về cách tính lịch dương ở trên thì người ta còn tiến hành tính năm nhuận dựa theo lịch âm. Lịch â, sẽ được tính dựa vào thời gian của mặt trăng. Mặt Trăng sẽ quay xung quanh của Trái Đất, có chu kỳ tương ứng là 29,53 ngày. Khi được áp dụng tính theo cách này thì một năm âm lịch khi đó sẽ có khoảng 354 ngày (số ngày này đã được làm tròn). Do đó, sau một vài năm âm lịch, người ta cần phải bổ sung thêm một tháng nhằm có thể đảm bảo được lịch âm phải phù hợp với chu kỳ của thời tiết. Tháng được bổ sung đó là tháng nhuận.

+ Hoặc mọi người có thể hiểu theo một cách khác, vẫn có 354 ngày như được chia sẻ ở trên, lịch âm đã ngắn hơn so với lịch dương là 11 ngày. Vì vậy, cứ 3 năm sẽ lại ngắn hơn 33 ngày. Sau thời gian 3 năm sẽ có thêm được 1 năm nhuận. Và tháng được thêm vào sẽ là tháng nhuận.

+ Theo đó, mục đích của việc thêm năm nhuận đó là bổ sung những ngày, tháng vào năm ở trên lịch cho được đồng bộ. Đây cũng là điều nhằm giúp cho lịch được phù hợp hơn với thời tiết.

Hướng dẫn cụ thể về cách tính năm nhuận Dương & Âm lịch

Cách tính năm nhuận Dương & Âm lịch sẽ được tiến hành thực hiện như thế nào? Công thức áp dụng tính năm nhuận được chia sẻ cụ thể như sau:

Năm nhuận là gì? Tại sao lại xuất hiện năm nhuận?
Hướng dẫn về cách tính năm nhuận Dương & Âm lịch

>>> Không phải ai cũng biết được tết 2022 năm con gì

Hướng dẫn cách tính năm nhuận dương lịch

Nhằm để kiểm tra năm đó có nhuận Dương lịch hay không, khi đó các bạn hãy lấy năm đó chia cho 4. Nếu như chia hết cho 4 thì năm đó sẽ là năm nhuận. Với những năm tròn thế kỷ (nghĩa là có 2 số 00 ở cuối), các bạn hãy lấy số năm chia cho 400. Nếu như chia hết cho 400 thì đó sẽ là năm nhuận.

Lấy ví dụ minh chứng:

– Năm 2020 và năm 2024 đều là năm nhuận bởi nó chia hết cho 4.

– Năm 2000 và năm 2400 cũng là năm nhuận vì chia hết cho 400.

Theo như cách tính toán ở trên thì 24 năm nhuận của thế kỷ 21 đó là năm 2004, 2008, 2012, 2016, 2020, 2024, 2028, 2032, 2036, 2040, 2044, 2048, 2052, 2056, 2060, 2064, 2068, 2072, 2076, 2080, 2084, 2088, 2092 và năm 2096.

Cách tính toán năm nhuận Âm lịch

Nhằm muốn biết được năm nào sẽ là năm nhuận theo Âm lịch, khi đó các bạn hãy lấy số năm Dương lịch chia cho 19. Nếu như số đó chia hết cho 19 hoặc là số dư sẽ là 3; 6; 9; 11; 14; 17 thì năm Âm lịch đó là năm nhuận và có tháng nhuận.

Lấy ví dụ minh họa:

+ 2020 là sẽ năm nhuận Âm lịch bởi nó chia cho 19 dư 6.

+ 2022 là năm nhuận Âm lịch vì năm đó chia cho 19 dư 9.

Bảng năm nhuận, tháng nhuận theo Âm lịch:

Năm nhuận là gì? Tại sao lại xuất hiện năm nhuận?

Năm 2024 có nhuận không và sẽ nhuận vào tháng nào?

Khi áp dụng cách tính toán ở trên, các bạn sẽ dễ dàng tính toán được năm 2024 (là năm Giáp Thìn) có nhuận hay không?

+ Đối với lịch dương: 2024 : 4 = 506, sẽ không dư nên đây sẽ là năm nhuận. Do đó, năm 2024 sẽ có thêm một ngày đó là 29/2.

+ Còn lên lịch âm: lấy số năm 2024 chia 19, nếu như số dư là 1 trong những số được liệt kê đó là  0, 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17 thì năm đó sẽ là nhuận âm lịch. Như vậy, chúng ta sẽ thấy được năm 2024 chia hết cho 19 có số dư là 10. Điều này đồng nghĩa năm 2024 không phải năm nhuận theo âm lịch nhé!

Kết luận

Tổng hợp toàn bộ những thông tin được liệt kê ở trên nhằm giúp cho mọi người được biết về khái niệm năm nhuận là gì. Đồng hành cùng chuyên trang thông tin điện tử này để khai thác thêm nhiều kiến thức hữu ích khác các bạn nhé!

Facebook Comments Box
Rate this post