Người Mông là một trong những dân tộc còn giữ được phong tục Tết cổ truyền đậm đà bản sắc được gìn giữ lâu đời, nhất là càng vào sâu trong các bản làng. Tết cổ truyền của người Mông cũng là dịp để đón các đoàn khách du lịch từ khắp nơi đổ về dự.
Hà Giang luôn là điểm đến được nhiều người ghé đến bởi những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ và con người chân chất thật thà cùng những đặc sắc văn hóa tuyền thống đặc biệt.
Tết cổ truyền của Mông được diễn ra vào ngày 30 tháng 11 âm lịch hàng năm và ăn tết 3 ngày liên tục.
Theo phong tục truyền thống, thì khoảng trước Tết Nguyên đán một tháng cũng là thời điểm bà con ở đây thu hoạch xong mùa màng, người Mông cùng nhau chuẩn bị đón Tết cổ truyền trong niềm vui hân hoan, rộn ràng. Dịp tết này tất cả bà con sẽ cùng nghỉ ngơi, ăn mừng mùa vụ, thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất và cầu mong những điều tốt đẹp hơn trong năm mới.
Phong tục tết cổ truyền này được hình thành từ những năm 60,70 của thế kỷ trước. Dù dời thời điểm đón Tết cổ truyền hòa chung thời điểm đón Tết của cả đất nước nhưng những phong tục tập quán và hoạt động ăn, chơi ngày Tết của đồng bào dân tộc Mông vẫn được gìn giữ và phát huy cao. Với đồng bào người Mông nơi cao nguyên đá, tết cổ truyền là dịp để họ gặp gỡ, nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Đây cũng là cái tết đậm đà bản sắc với những tập tục, lễ nghi thể hiện văn hóa truyền thống độc đáo riêng và đề cao tính cộng đồng.
Nét đặc sắc trong văn hóa người Mông
Giàng A Sơ, là người gốc Mông ở Hà Giang hiện đang theo học ngành cao đẳng điều dưỡng TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn chia sẻ, Sơ vẫn luôn giữ những tập tục đặc biệt của người gốc Mông dù ở rất xa quê hương. Sơ nhắc đến mà không quên những cảm xúc đầy tự hào về truyền thống.
Người dân tộc Mông có những điều kiêng kỵ riêng trong ngày Tết như không gọi nhau vào sớm mùng Một, ba ngày Tết chỉ ăn thịt chứ không ăn rau, nấu bếp không được dùng miệng thổi, ăn cơm không được chan canh… Họ giải thích, không ăn rau để cả năm không phải ăn nhiều rau, ăn thịt thì chăn nuôi mới tốt để có thịt mà ăn, thổi bếp thì mưa bão sẽ làm đổ hoa màu, chỉ con trai ăn thịt gà lễ thì mới giữ được tài lộc, tốt đẹp…
Trong những ngày đầu năm, đồng bào người Mông tràn ngập hòa mình trong không khí lễ hội đông vui, rộn ràng. Với những ai yêu mến tiếng hát, điệu múa, tiếng khèn của người Mông thì sẽ cảm nhận được tình cảm rất đặc biệt mến khách của người dân tộc này. Dù đời sống ngày càng phát triển hiện đại hơn nhưng người Mông vẫn giữ gìn tiếng mẹ đẻ, trang phục truyền thống, các trò chơi dân gian ném pao, đánh cầu… Đó là bản sắc riêng và cũng là niềm tự hào của cộng đồng người Mông.
Điểm khác nữa cũng không kém phần độc đáo trong văn hóa của người Mông được thể hiện ở bàn thơ của họ. Bàn thờ họ để chính giữa nhà, ở đó dán một tờ giấy trắng lên tường rồi trang trí nhiều hình thù lạ, đó là những biểu tượng cho sức khỏe, làm ăn phát đạt. Khi làm lễ cúng tổ tiên, người Mông sẽ mang một chiếc bàn gỗ ra để đặt các vật phẩm gồm: 2 con gà, bánh dày, hoa quả, bên cạnh đó là họ còn thờ cái rìu, cuốc, súng và những vật dụng giúp họ trong sản xuất, gắn với cuộc sống đời thường của họ. Rất đỗi bình dị.