Tìm hiểu về ý nghĩa của ngày Dân số Việt Nam

ngày Dân số Việt Nam

Ngày 26/12 được chọn làm ngày Dân số Việt Nam và hàng năm được các tổ chức, cơ quan ban ngành, địa phương hưởng ứng. Hãy tìm hiểu về ý nghĩa của ngày Dân số Việt Nam trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình được triển khai thực hiện ở nước ta.

Ý nghĩa của ngày dân số Việt Nam

Vào ngày 19/5/1997, Thủ tướng Chính phủ nước cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định lấy ngày 26/12 hàng năm làm ngày Dân số Việt Nam. Điều này nhằm tập trung sự quan tâm của toàn xã hội cho công tác dân số, điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước về lâu dài.

Vào những thập kỷ 50, 60 của thế kỷ 20, với sự quyết tâm và nỗ lực của cả dân tộc, đất nước ta đã giành được những thành tựu lớn trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, xã hội vào những năm 1955 – 1957. Tuy nhiên, từ năm 1958 trở đi thu nhập quốc dân giảm, trong khi sản lượng lương thực giảm lại thì tốc độ tăng dân số lại tăng vọt từ 1,1% (năm 1954) lên 3,93% (năm 1960). Lúc này, nước ta chưa áp dụng chính sách sinh đẻ có kế hoạch.

Trong bối cảnh đó, ngày 26/12/1961, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã ra quyết định số 216-CP về việc sinh đẻ có hướng dẫn, xuất phát từ thực tế về sự gia tăng dân số quá nhanh, gây cản trở đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Đây là ngày ban hành một quyết định mang tính chất hết sức quan trọng, đánh dấu cho những bước đi đầu tiên của công tác dân số và hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình trong cả nước.

Văn bản này đã đánh dấu sự ra đời của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình được triển khai thực hiện ở nước ta. Quyết định 216-CP là quyết định mang tính nhân văn hết sức sâu sắc. Trong đó nêu rõ mục tiêu của việc hướng dẫn sinh đẻ là vì sức khỏe của người mẹ, hạnh phúc và hòa thuận gia đình, để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một cách phù hợp.

ngày Dân số Việt NamTìm hiểu về ý nghĩa của ngày Dân số Việt Nam

Xem thêm: Gợi ý những ngày cắt tóc tốt trong tháng Âm lịch

Từ văn bản đầu tiên là Quyết định 216-CP vào ngày 26/12/1961, sau này các văn bản mang tính toàn diện hơn được ban hành kịp thời giúp cho việc triển khai thực hiện công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình đạt hiệu quả cao như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII ngày 14/01/1993, đến Chiến lược Dân số và Kế hoạch hóa gia đình đến năm 2000; Pháp lệnh Dân số năm 2003; Pháp lệnh 08 sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh dân số; Nghị quyết 47/NQ-TW ngày 22/3/2005 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình… Đây là hành lang pháp lý nhằm đảm bảo cho việc triển khai thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình một cách hiệu quả.

Tại Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Nghị quyết nêu 5 quan điểm làm nền tảng cho công tác dân số hiện nay và chỉ rõ phương hướng: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững.”

ngày Dân số Việt NamTìm hiểu về ý nghĩa của ngày Dân số Việt Nam

Xem thêm: Ngày Noel là mấy và ý nghĩa của ngày Noel?

Những khẩu hiệu tuyên truyền ngày Dân số Việt Nam

Vào ngày Dân số Việt Nam hàng năm, các cơ quan ban ngành, đoàn thể và các địa phương tích cực tuyên truyền và tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình và chất lượng dân số. Dưới đây là một số khẩu hiệu được đưa ra để hưởng ứng ngày Dân số Việt Nam:

  • Nhiệt liệt hưởng ứng ngày Dân số Việt Nam 26/12.
  • Vì tương lai nòi giống Việt, không lựa chọn giới tính thai nhi.
  • Hãy để việc sinh con trai hay gái theo quy luật tự nhiên.
  • Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần đảm bảo cân bằng tỷ số giới tính khi sinh.
  • Nâng cao chất lượng dân số để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
  • Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên/ thanh niên vì tương lai hạnh phúc của tuổi trẻ.
  • Tư vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân vì tương lai hạnh phúc của chính bạn.
  • Thực hiện tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh, tật trước sinh và sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số.
  • Không kết hôn cận huyết thống để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi.
  • Nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.
  • Hãy chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn.
  • Duy trì ổn định mức sinh thay thế, từng bước nâng cao chất lượng dân số.
  • Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho sự phát triển bền vững.
  • Phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
  • Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
  • Quan tâm, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi, chủ động thích ứng với già hóa dân số.
  • Dân số ổn định, đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc.
  • Nâng cao chất lượng dân số để phát triển giống nòi.
  • Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con để nuôi dạy con tốt.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về ý nghĩa của ngày Dân số Việt Nam 26/12.

Facebook Comments Box
Rate this post