Tết cổ truyền – niềm tự hào dân tộc

Nếu là một người Việt Nam thì đón tết cổ truyển mỗi khi năm mới đến đã trở thành một thói quen và truyền thống, và luôn được nhắc đến như một niềm tự hào to lớn. Nét đẹp ấy đang được giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ, tuy có thay đổi ít nhiều thì giá trị của nó vẫn còn nguyên vẹn.

Những nét đẹp văn hóa được biểu hiện những sớm đầu năm

Mỗi khi chuẩn bị bước sang năm mới, tuần Tết những ngày cuối năm cũ thường là thời gian diễn ra hàng loạt các hoạt động quen thuộc, được thấy ở hầu khắp mọi gia đình, tạo ra một không khí sinh hoạt văn hóa vừa gần gũi, bình dị thân quen, lại vừa náo nức, thiêng liêng và cẩn trọng.

Thú chơi chữ, chơi tranh, hay chơi hoa luôn có mặt trong đời sống văn hóa gia đình hoặc tại các không gian sinh hoạt văn hóa – tâm linh của cộng đồng đã là những minh chứng rõ ràng nhất cho nét đẹp văn hóa tao nhã, đã tạo nên được cốt cách của không khí đón Xuân với nhiều hy vọng, ước muốn về năm mới tốt lành đang tới.

Lễ đón giao thừa được coi là thời điểm linh thiêng và quan trọng nhất trong năm của mọi gia đình Việt. Giây phút thiêng liêng chào đón khoảnh khắc trời đất giao hòa, âm dương cùng hòa quyện để vạn vật và chúng sinh cùng có thêm năng lượng tạo xây sức sống mới với biết bao hy vọng, cầu mong về một năm mới thuận lợi được thể hiện qua các nghi lễ trang trọng trước ban thờ tổ tiên và các thần linh.

Kết quả hình ảnh cho Tết cổ truyền Việt Nam

Tết cổ truyền Việt Nam vẫn còn những nét đẹp truyền thông mỗi sớm đầu năm

Không chỉ vậy, giây phút giao thừa ấy còn thể hiện được ý nghĩa biểu trưng cho truyền thống hiếu kính với tổ tiên trong quá khứ, với các bậc sinh thành trong hiện tại và bày tỏ lời nguyện cầu về một năm mới may mắn, tốt lành. Niềm vui lớn với mọi gia đình chính con cháu từ khắp nơi, cùng nhau tụ họp ở các điểm tâm linh, xin lộc, xin hoa, cầu phúc, cầu tài, hướng về năm mới với nhiều hy vọng tốt đẹp.

Tục xông đất và trao quà mừng tuổi cũng là một trong những nét đẹp văn hóa của trong đời sống người Việt vào những ngày đầu năm. Tuân thủ những “phép tắc” đã trở thành quy luật bất thành văn từ xa xưa của cha ông, năm mới mọi người đều muốn mời được người xông đất, hợp tuổi hợp mệnh, cầu chúc năm mới may mắn, sung túc cho gia đình.

Giá trị văn hóa – nhân tố tạo nên sự đoàn kết trong cộng đồng

Thầy Nguyễn Thế Huy, đang giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược cho biết: “Nếu nói đến vẻ đẹp trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, chúng ta còn có cơ hội giới thiệu một hình thức sinh hoạt lễ hội độ độc đáo, mà khó có thể bắt gặp được ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Đó là lễ hội “Rước vua Hùng về làng ăn Tết” của người dân làng He, nay là các làng Vi Cương và làng Triệu Phú, thuộc thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, kề sát chân núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng – nơi thờ phụng và tri ân các vua Hùng”.

Hình ảnh có liên quan

Giá trị văn hóa của Tết cổ truyền là nhân tố tạo nên sự đoàn kết trong cộng đồng người Việt

Cũng từ đó, nhờ có kho tàng văn hóa dân gian từ những câu chuyện trong truyền thuyết đến các lễ hội, từ ẩm thực đến một số nghi lễ liên quan đến Vua Hùng, được dân gian sáng tạo và lưu truyền đã là những chất keo văn hóa gắn kết vận mệnh của từng cộng đồng làng bản với nhau trong mối quan hệ chung của vận mệnh toàn dân tộc.”

Giá trị văn hóa đặc sắc đó chính là nhân tố tạo ra sự đoàn kết trong cộng đồng người Việt các thế hệ, tạo ra sức mạnh vô địch cho toàn dân tộc, trước nhiều thử thách của tự nhiên và xã hội, đủ sức đề kháng, chiến thắng mọi kẻ thù ngoại xâm và kẻ thù tuyên truyền văn hóa, qua nhiều nghìn năm trong lịch sử.

Có lẽ để nét văn hóa truyền thống của Tết cổ truyền được gìn giữ và phát huy lâu dài thì cần thế hệ trẻ hiện nay có sự tiếp nhận tích cực và phát triển mạnh mẽ, nhất là tận dụng các cơ hội quảng bá văn hóa dân tộc trong thời đại hội nhập hiện nay.

Facebook Comments Box
Rate this post