Tổng hợp những phong tục tập quán Tết cổ truyền Việt Nam

Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam diễn ra như thế nào? Những vấn đề này được rất nhiều người quan tâm đến và cùng nhau tranh luận. Thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí các thông tin liên quan đến Tết cổ truyền hay còn được gọi là Tết nguyên đán, các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Tết cổ truyền Việt Nam là gì?

Tết cổ truyền Việt Nam hay còn được gọi là Tết Nguyên Đán (ngoài ra còn được gọi với những cái tên khác như Tết Âm lịch, Tết Cả, Tết Ta hoặc đơn giản hơn đó là Tết). Đây chính là dịp lễ đầu năm Âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất tại Việt Nam.

“Tết” – đây là các độc âm Hán – Việt của chữ “Tiết”, “Nguyên” theo chữ Hán thì có nghĩa là sự khởi đầu hay là sơ khai và “Đán” nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên khi đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán’.

Theo như thông tin chia sẻ thì được biết ngày Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam trong 1.000 năm Bắc thuộc. Nhưng theo như sự tích của “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt đã ăn tết từ thời của vua Hùng, nghĩa là trước cả khoảng thời gian 1.000 năm Bắc thuộc.

Tổng hợp những phong tục trong Tết cổ truyền Việt Nam

Tết cổ truyền Việt Nam chính là dịp để con cháu sum vầy, tụ họp sau một năm làm việc vất vả, đồng thời đây cũng là dịp có rất nhiều các phong tục tập quán mang đậm ý nghĩa truyền thống. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp chi tiết các phong tục tập quán diễn ra trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam cụ thể:

– Cúng ông Công – ông Táo: hàng năm cứ vào ngày 23-12 âm lịch từng gia đình lại làm mâm cơm để tiễn ông Công – ông Táo về trời tâu với Ngọc Hoàng về từng việc thiện – ác – xấu – tốt của gia đình mình trong năm cũ, nhằm mong một năm mới có nhiều điều tốt lành hơn.

– Chợ ngày Tết: chợ tết sẽ có không khí khắc hẳn đổi với các phiên chợ ngày thường diễn ra trong năm, khi đó toàn bộ các món ngon – vật lạ sẽ được bày bán. Sẽ xuất hiện những thứ mà quanh năm không thấy bày bán như củ kiệu, lá dong để gói bánh chưng, củ hành muối dưa,…

– Tục gói bánh chưng: bánh chưng được xem là món ăn truyền thống xuất hiện từ thời vua Hùng và không thể nào thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Từng gia đình thường tiến hành gói bánh chưng từ ngày 27 – 28 – 29 Tết, sau đó mang biếu bố mẹ, ông bà, anh chị em họ hàng và bày lên bàn thờ để cúng ông bà tổ tiên.

Tổng hợp những phong tục tập quán Tết cổ truyền Việt Nam
Gói bánh chưng ngày Tết

>>> Bạn có biết được về Tết Hàn Thực là gì? Ý nghĩa của Tết Hàn Thực

– Sắp dọn bàn thờ: trong mỗi gia đình của người Việt Nam đều có một bàn thờ tổ tiên, sau ngày 23 tháng Chạp từng gia đình sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ, bày mâm ngũ quả để chuẩn bị đón Tết. Theo đó, lễ vật dâng lên cúng trong ngày Tết thường là cặp bánh chưng xanh, mâm ngũ quả đi cùng với lọ hoa tươi hoặc có thể là cành đào nhỏ,… Bên cạnh đó, còn có 2 cây mía đặt ở 2 bên bàn thờ, ý nghĩa tương ứng đó là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trời về với hạ giới,…

– Bày mâm ngũ quả: đây chính là phong tục truyền thống không thể nào thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán, nhằm cầu mong một năm mới bình an, may mắn và hạnh phúc, an khang, phú quý. Được biết mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại quả khác nhau, nhưng truyền thống văn hóa này tại mỗi vùng miền sẽ khác nhau.

– Lau dọn nhà cửa: trong những ngày cận Tết, toàn bộ đồ đạc ở trong nhà sẽ được mang ra để lau dọn thật sạch, chuẩn bị chén bát mới trong ngày Tết. Điều này có ý nghĩa là sắp xếp lại những điều chưa được ổn thoải, sẽ xóa bỏ đi những điều không tốt ở trong năm cũ nhằm chào đón năm mới với nhiều may mắn và tài lộc.

– Đi thăm mộ tổ tiên: con cháu ở trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, còn nhau dọn sạch nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên cũng như người thân của mình. Đây được xem là một trong số những phong tục truyền thống phổ biến nhất của người Việt nhằm thể hiện đạo hiếu, tấm lòng kính trọng đối với ông bà tổ tiên đã khuất.

– Cúng tất niên: vào chiều 30 Tết từng gia đình thường sẽ làm mâm cơm cúng tất niên, sẽ mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng với gia đình.

– Đi chơi hoa trong dịp Tết: cứ mỗi độ Tết đến xuân về lại không thể nào thiếu đi những cành hoa đào, hoa mai và cây quất. Bên cạnh đó, còn xuất hiện rất nhiều những loài hoa khác được nhiều người dân yêu thích và mua về để trang trí trong nhà đón chào năm mới như hoa ly, hoa lan, hoa thủy tiên, hoa cúc,…

Tổng hợp những phong tục tập quán Tết cổ truyền Việt Nam
Chợ hoa ngày Tết cổ truyền Việt Nam

>>> Tìm hiểu rõ hơn về thông tin Tết Đoan Ngọ là gì? Nguồn gốc & Ý nghĩa

– Đón giao thừa: giao thừa chính là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đây cũng là thời khắc quan trọng khi đất trời giao hòa. Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là Lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới. Điều này có nghĩa là hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý ngày mùng 1 Tết. Có ý nghĩa tương ứng đó là đem bỏ hết các điềm xấu trong năm cũ và đón nhận những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

– Hái lộc đầu năm: đây cũng là nét đẹp trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam. Hái lọc thường được thực hiện trong đêm giao thừa hoặc là từ sáng sớm mồng 1 Tết nhằm cầu mong may mắn và rước lộc vào nhà.

– Xông đất: sau thời điểm giao thừa, bước sang một năm mới nếu như ai bước chân vào nhà đầu tiên với lời chúc mừng năm mới thì người đó chính là người xông đất. Việc xông đất vào dịp đầu năm cũng rất quan trọng, do đó từng gia đình thường lựa chọn người hợp tuổi, có tính tình hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt và có tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình vào ngày đầu năm.

Kết luận

Tổng hợp những thông tin ở bài viết ở trên nhằm giúp cho mọi người được biết rõ về từng phong tục trong Tết cổ truyền Việt Nam. Kính chúc mọi người một năm mới nhiều sức khỏe, an khang – thịnh vượng!

Facebook Comments Box
Rate this post