Tết Nguyên đán Hàn Quốc là một trong những ngày lễ quan trọng nhất, được gọi là Seollal theo tiếng Hàn. Giống Việt Nam, Seollal cũng rơi vào ngày đầu tiên theo lịch Âm ở xứ sở kim chi. Theo quan niệm của người dân, ba ngày quan trọng nhất trọng Seollal thường là một ngày trước Tết, ngày Tết và một ngày sau Tết. Đây là khoảng thời gian để những người ở xa về đoàn tụ với gia đình, tưởng nhớ về tổ tiên. Bên cạnh đó là những nghi thức được gìn giữ và thực hiện bao đời nay.
Tết nguyên đán Hàn Quốc và tết nguyên đán Việt Nam
Phong tục đón tết nguyên đán Hàn Quốc
Trong 1 năm, người Hàn Quốc có 2 kì nghỉ lớn là Tết Nguyên đán Seollal và Tết Trung thu Chuseok. Trong đó, Seollal là dịp đánh dấu năm mới, thời điểm hiếu kính tổ tiên và cơ hội đoàn tụ cùng gia đình. Họ có những phong tục đón Tết Nguyên đán độc đáo không kém gì người Việt Nam.
Seollal của người Hàn bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 âm lịch và kéo dài 3 ngày, nhưng trước đó cả tuần, người ta đã bắt tay vào chuẩn bị cho Tết.
Người Hàn mặc trang phục Hanbok truyền thống để thực hiện các nghi lễ của tổ tiên, chơi các trò chơi dân gian trong suốt dịp Tết Seollal.
Lễ vật để cúng trong ngày đầu năm thường được chú trọng. Các gia đình mất rất nhiều thời gian để làm đồ cúng. Người Hàn tin rằng nếu đồ cúng ngon và trình bày đẹp mắt thì sẽ làm hài lòng ông bà tổ tiên hơn. Có khoảng 20 món ăn khác nhau được bày lên bàn thờ, tùy theo vùng miền và tập tục.
Nghi lễ cúng tổ tiên là việc đầu tiên phải làm trong ngày mùng 1. Toàn bộ thành viên trong gia đình phải ăn mặc chỉnh tề, tập trung trước bàn thờ để cúi lạy tổ tiên, cầu mong một năm mới may mắn và bình an.
Sau lễ cúng gia tiên, mọi người sẽ quây quần bên nhau để ăn bữa ăn đầu tiên trong năm mới. Món ăn không thể thiếu trong dịp này là tteokguk – canh bánh gạo truyền thống được nấu từ bánh gạo, thịt bò, trứng và rau. Chỉ khi ăn xong món tteokguk thì người Hàn mới lớn thêm một tuổi.
Sau bữa ăn, người trẻ và các em nhỏ sẽ cùng bái lạy người già và tặng quà. Ông bà cũng sẽ chúc con cháu một năm thịnh vượng. Người lớn sẽ tặng trẻ em tiền mừng tuổi gọi là sebaetdon. Thời gian còn lại trong ngày, các thành viên sẽ cùng chơi các trò chơi dân gian, ăn uống và trò chuyện.
Tết nguyên đán ở Việt Nam
Tết nguyên đán ở Việt Nam, người ta coi đó là ngày Tết Âm lịch lớn nhất trong năm. Nguồn gốc tết nguyên đán bắt nguồn từ Hán tự là “tiết” có nghĩa là đốt tre. Khi khí hậu cùng với mỗi mùa có sự phân biệt khác nhau ở thời kỳ khác nhau như các đốt tre nối với nhau. Và Việt Nam cũng gọi đó là Tết Nguyên Đán.
Tết nguyên đán chính là sự kết nối giữa gia đình, dòng họ, tổ tiên…và là sự giao lưu về tâm linh với các vị thần trong đời sống như Thần bếp, Thần lửa,… vì vậy trong suốt kì nghỉ Tết âm lịch mỗi người nên cố gắng giảm bớt những phẫn nộ,giữ thái độ điềm tĩnh và thận trọng. Đó là vì họ tin rằng ngày đầu của năm mới sẽ quyết định “cát hung họa phúc” của 1 năm.
Sự khác biệt của hai nước vào ngày lễ Tết
Ở Việt Nam:
Gần ngày tất niên, người Việt thực hiện một phong tục thể hiện truyền thống đạo hiếu của dân tộc: tảo mộ.
Bánh chưng và bánh dày là hai món ăn không thể thiếu trong ngày tết Nguyên đán, thể hiện triết lý âm – dương (vuông – tròn; đất – trời…) của người Việt xưa. Bánh chưng vuông, màu xanh (âm) tượng trưng cho mẹ đất. Bánh dày tròn, màu trắng (dương) tượng trưng cho cha trời. Hai món ăn này (chỉ có ở Việt Nam), với thành phần chính là gạo (tượng trưng cho văn hóa lúa nước), thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt.
Ở Hàn Quốc:
Người Hàn Quốc chỉ có 3 ngày nghỉ, từ ngày cuối cùng của năm cũ đến ngày mùng 2 Tết. Thậm chí, một số người vẫn đi làm vào những ngày này.
Phụ nữ Hàn Quốc thường dành cả 3 ngày nghỉ cho công việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa và nấu nướng phục vụ các thành viên trong gia đình. Trong khi đó, đàn ông cũng bận rộn với những công việc mang tính lễ nghi truyền thống.
Trước khi năm mới đến, người Hàn Quốc tắm nước nóng để gột rửa những điều không may mắn trong năm cũ. Họ đốt lửa bằng những thanh củi trong đêm giao thừa, vì tiếng nổ của gỗ sẽ xua tan ma quỷ.Trong 3 ngày Tết, sau khi thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên, người dân xứ kim chi đi thăm họ hàng, người thân và chùa chiền.
Theo truyền thống, từ sáng sớm, nam giới trong gia đình người Hàn mặc hanbok mới, tụ họp trong từ đường để thực hiện trà lễ. Những người phụ nữ trong gia đình, cũng mặc những bộ hanbok mới, làm mâm cơm dâng cúng tổ tiên để thể hiện lòng kính trọng và cầu xin sự phù hộ từ tổ tiên trong năm mới. Lễ vật có thịt cá, trái cây, cơm và đặc biệt là canh tteok.
Như vậy, qua bài viết này bạn đọc có thể biết được phần nào tết nguyên đán Hàn Quốc rồi phải không? Hi vọng rằng ngày nào đó bạn sẽ được đón một cái Tết mang đậm văn hóa này.