Nghề giáo viên luôn được xã hội trân trọng và tôn vinh với danh hiệu “Người lái đò” đưa các thế hệ học trò đến bến bờ tri thức. Để tri ân thầy, cô, ngày 20/11 hàng năm được chọn là ngày Nhà giáo Việt Nam. Dưới đây là nguồn gốc và ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trong cuộc đời mỗi con người, thầy cô giáo luôn có một vị trí vô cùng quan trọng, họ không chỉ là những người truyền đạt tri thức mà còn là người dẫn dắt chắp cánh ước mơ và định hướng tương lai cho chúng ta trên con đường trưởng thành.
Nguồn gốc của ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày Nhà giáo Việt Nam có nguồn gốc từ năm 1957, khi tổ chức Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục (FISE) quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày “Hiến chương các Nhà giáo”. Ngày 20/11/1957, Hiến chương này lần đầu tiên được phổ biến tại Việt Nam. Đến năm 1982, Việt Nam chính thức chọn ngày này để tôn vinh các thầy cô giáo thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
Ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam, trở thành ngày lễ quan trọng trong ngành giáo dục, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước.

Tham khảo thêm: Lịch sử, ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày tôn vinh những người làm công tác giảng dạy, ngày này mang nhiều ý nghĩa quan trọng:
Tôn vinh công lao của các thầy cô giáo
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để toàn xã hội nhìn nhận lại vai trò của giáo dục và những đóng góp thầm lặng của các thầy cô giáo, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người. Thầy cô không chỉ là những người dạy chữ mà còn là người truyền cảm hứng, động viên, định hướng để học sinh vững bước trên con đường tương lai.
Nghề giáo luôn được tôn vinh là “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” bởi đây không chỉ là công việc truyền đạt tri thức mà còn là những đóng góp thầm lặng dẫn dắt và chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò.
Nhắc nhở truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
Ngày Nhà giáo Việt Nam là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam mang ý nghĩa gìn giữ truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Đây là dịp để học sinh, sinh viên thể hiện lòng kính trọng, tri ân thầy cô bằng những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm hay những món quà ý nghĩa nhất. Không chỉ có học sinh, các bậc phụ huynh cũng nhân dịp này sẽ thể hiện sự chân thành nhất đến những người đã từng dạy dỗ mình.

Tham khảo thêm: Nguồn gốc và phong tục trong ngày rước ông Táo chầu trời
Trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như lễ kỷ niệm, thăm hỏi thầy cô, phong trào thi đua học tốt để bày tỏ sự tri ân sâu sắc.
Gắn kết tình thầy trò
Ngày 20/11 không chỉ là dịp để tôn vinh những người thầy, người cô đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục mà còn mang một ý nghĩa sâu sắc trong việc gắn kết tình thầy trò. Ngày 20/11 chính là cơ hội để học sinh, sinh viên có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô thể hiện tình cảm, sự kính trọng và lòng tri ân sâu sắc. Ngày này còn là dịp để những thế hệ học trò đã trưởng thành trở về thăm thầy cô, ôn lại kỷ niệm xưa gắn kết giữa thầy và trò.
Thúc đẩy ngành giáo dục phát triển
Đây cũng là dịp để xã hội ghi nhận những đóng góp của giáo viên, động viên những người làm nghề giáo, khích lệ tinh thần để họ tiếp tục giữ vững lòng yêu nghề, tận tâm với sự nghiệp.
Có thể nói, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc, là dịp để toàn xã hội bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã cống hiến cả đời vì sự nghiệp trồng người. Dù ở bất kỳ thời đại nào, hình ảnh người thầy, người cô vẫn luôn cao quý và đáng trân trọng. Tetnaytoiuoc hy vọng qua các chia sẻ trong bài bạn đã hiểu hơn về ngày này và có kế hoạch thăm lại thầy cô trong năm nay.