Tết ông Công, ông Táo hay còn gọi là ngày rước ông Táo chầu trời diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch) hàng năm, đây là một tập tục truyền thống quan trọng của người Việt Cùng đọc bài viết để hiểu hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày rước ông Táo.
Nguồn gốc của Tết Ông Táo
Theo truyền thuyết dân gian, Táo Quân là ba vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình, gồm Thổ Công (trông coi việc bếp), Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), Thổ Kỳ (trông coi việc chợ búa, việc làm ăn) nhưng dân gian thường gọi chung là Ông Táo.
Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có hai vợ chồng Trọng Cao và Thị Nhi sống với nhau nhưng mãi không có con nên thường xảy ra mâu thuẫn. Một lần, Thị Nhi bỏ đi và sau đó lấy chồng mới là Phạm Lang. Trọng Cao sau đó ăn năn, đi tìm vợ khắp nơi vì nghèo khổ nên dọc đường bị đói, phải ăn xin. Khi đến nhà Thị Nhi, hai người gặp lại nhau. Khi nhận ra chồng cũ, Thị Nhi thương xót và mời vào nhà ăn uống.
Đúng lúc đó, Phạm Lang về, Thị Nhi sợ bị hiểu lầm nên bảo Trọng Cao trốn trong đống rơm. Đêm ấy, Phạm Lang vô tình đốt rơm để lấy tro bón ruộng, Trọng Cao bị thiêu cháy. Thị Nhi quá đau lòng nên lao vào lửa tự vẫn, Phạm Lang cũng thương tiếc vợ nên nhảy vào lửa theo. Phạm Lang thấy vậy cũng lao vào lửa để chết theo vợ. Cảm động trước tình nghĩa của ba người, Ngọc Hoàng phong họ làm Táo Quân với nhiệm vụ cai quản chuyện bếp núc, gia đình.
Từ đó, dân gian lập bàn thờ Táo Quân trong bếp, mỗi năm đến ngày 23 tháng Chạp, người dân cúng lễ tiễn ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc tốt xấu trong gia đình suốt một năm qua.

Tham khảo thêm: Lịch sử ra đời và vai trò của ngày Ung thư Thế giới
Các phong tục trong ngày Tết Ông Táo
Lễ cúng Ông Táo
Trong ngày này, người dân thực hiện nhiều nghi lễ tiễn ông Táo lên chầu trời để báo cáo những việc đã diễn ra trong năm. Theo truyền thống, lễ cúng thường được thực hiện trước 12 giờ trưa.
Phóng sinh cá chép
Cá chép được xem là phương tiện để Táo Quân bay lên thiên đình nên mịu người sẽ mua cá chép để thả xuống sông, hồ với ý nghĩa cầu may mắn và thể hiện lòng nhân ái của con người.

Tham khảo thêm: Ngày sách Việt Nam được tổ chức vào ngày nào?
Dọn dẹp bếp núc, nhà cửa
Người dân quan niệm rằng, Ông Táo cai quản bếp núc nên dịp này cũng là lúc để dọn dẹp nhà cửa, bếp gọn gàng thể hiện sự tôn kính với Táo Quân và mong muốn một năm mới tốt đẹp hơn.
Hóa vàng, đốt mũ áo cho Ông Táo
Sau khi cúng xong, gia đình sẽ hóa vàng bộ mũ áo Táo Quân cùng vàng mã, tiễn Ông Táo về trời mang ý nghĩa tiễn Táo Quân về trời một cách trọn vẹn, để họ có đầy đủ hành trang lên thiên đình.
Trên đây là thông tin tetnaytoiuoc.com.vn đã tổng hợp về nguồn gốc và phong tục trong ngày rước ông Táo chầu trời của người dân Việt Nam. Người dân thường cúng tiễn ông Táo về trời thể hiện sự tri ân đối với Táo Quân, mong các vị báo cáo điều tốt đẹp lên thiên đình và phù hộ cho gia đình năm mới bình an, may mắn. Đây là một tập tục truyền thống quan trọng của người Việt, gắn liền với tín ngưỡng dân gian mang ý nghĩa sâu sắc về đạo lý gia đình, sự sum vầy và hướng đến những điều tốt đẹp.