Ngày 22/ 12 là ngày gì? Lịch sử ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?

22-12-la-ngay-gi

Ngày 22/ 12 là một trong những ngày lễ kỉ niệm nhiều ý nghĩa với toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng quân đội. Vậy ngày 22/12 là ngày gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Ngày 22/ 12 là ngày gì?

Ngày 22/ 12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó  ngày này cũng được biết rằng là Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Mọi người thường gọi Quân đội nhân dân Việt Nam là Quân đội nhân dân. Quân đội kiểu mới, do nhân dân và vì nhân dân. Theo định nghĩa các cơ quan chính trị Nhà nước đặt cho Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Trong Quân đội các đồng chí được Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh rèn luyện và giáo dục.

Với mong muốn trao đến ý nghĩa từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt tên là Quân đội Nhân dân.  Sau đó Đảng Cộng Sản Việt Nam được mở rộng hơn nữa là quân đội: “ Có nguồn gốc nhân dân, bảo vệ tính mạng, tài sản và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nền độc lập thống nhất, bản sắc dân tộc”.

Lịch sử thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tháng 12/ 1944 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quần nhằm mục đích: Tên đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Đây là đội tuyên truyền… cũng là khởi điểm của giải phóng quân và có thể đi suốt từ Nam chí Bắc.

Tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình Cao Bằng, ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy lựa chọn từ các chiến sĩ Cao – Bắc – Lạng. Đây chính là đơn vị chủ lực của lực lượng vũ trang cách mạng và trở thành tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đồng chí Xích Thắng làm chính trị viên, đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách kế hoạch – tình báo, đồng chí Vân Tiên quản lý và chi bộ Đảng lãnh đạo.

Với 34 người và 34 khẩu súng các loại nhưng họ là chiến sĩ kiên quyết, dũng cảm trong đội du kích Cao – Bắc – Lạng… đều là con em các tầng lớp nhân dân bị áp bức, đồng thời họ có lòng yêu nước, chí căm thù địch cao nên đã tạo họ thành một khối vững chắc khó có kẻ thù nào phá vỡ được.

Xem thêm:

ngay-22-12-la-ngay-gi
Lịch sử thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

Sau lễ thành lập nhằm nêu cao tinh thần gian khổ của các chiến sĩ cách mạng đội đã tổ chức một bữa cơm nhạt không rau, không muối và một đêm du kích liên hoan với đồng bào địa phương để thắt chặt tình đoàn kết quân dân.

Ngay sau đó đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chấp hành chỉ thị “phải đánh thắng trận đầu” nên đã mưu trí và bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (ngày 25/12/1944) và ngay ngày hôm sau (26/12/1944) đột nhập đồn Nà Ngần tiêu diệt 2 đồn địch, giết chết 2 đồn trưởng và bắt sống được toàn bộ binh lính, thu được các vận dụng, vũ khí, quân trang. Đây là 2 trận mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội trong cả  hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Kể từ khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân luôn luôn phát triển và trưởng thành, sau đó ngày 22/12/1944 được lấy  làm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đây cũng là đánh dấu ra đời tổ chức quân sự mới của dân tộc.

Năm 1989, Ban Bí Thư Trung Ương Đảng và Chính Phủ đã quyết định lấy ngày 22/12 hàng năm trở thành ngày Kỷ niệm thành lập Quân đội nhân  dân Việt Nam, ngày Hội Quốc phòng toàn dân.

Mỗi năm cứ đến ngày 22/12 toàn dân Việt Nam sẽ tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội như mít tính, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, biểu diễn văn nghệ, hội thao quân sự, thi đấu thể thao… tại các làng, xã, cơ sở đơn vị, cơ quan đoàn thể…

Ý nghĩa ngày Quân đội nhân dân Việt Nam

Vào ngày kỷ niệm Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ có nhiều các hoạt động kỷ niệm để động viên chiến sĩ, cán bộ để nâng cao  ý thức cảnh giác, bên cạnh đó ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ quân sự để vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh.

Ngoài ra các hoạt động thực hiện kỷ niệm nhằm mục đích nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc.

Hy vọng với những thông tin ở trên bạn đọc đã hiểu hơn về ngày 22/12 là ngày gì? Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để cập nhật thêm các bài viết hữu ích khác.

Facebook Comments Box
Rate this post