Cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm, người dân Việt Nam lại làm mâm cúng tiễn ông Công ông Táo chầu trời. Ngày ông công ông táo về trời năm là ngày bao nhiêu dương lịch và âm lịch năm 2023?.
Ý nghĩa của tục cúng ông Công ông Táo
Đây là phong tục truyền thống ngày Tết của dân tộc Việt Nam để tạ lễ năm cũ và chúc cho năm mới ấm no, hạnh phúc.
Táo Quân (ông Công, ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ, người Việt đã chuyển hóa thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc. Người Việt ta thờ cúng Ông Táo nhằm mục đích để Ông sẽ giúp gia đình luôn ấm êm, hạnh phúc.
Xem thêm để biết ngày Tết không nên mặc màu gì?
Ngày ông Công ông Táo về trời 2023 là ngày bao nhiêu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo truyền thống của Việt Nam đây là ngày lễ rất quan trọng vì nếu được cúng bái đầy đủ cho ông Công ông Táo lên báo cáo việc trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân sẽ quay về hạ giới để trông coi bếp lửa cho mỗi gia đình.
Đưa ông Táo về trời ngày bao nhiêu năm 2023?
Theo sự tích dân gian Việt Nam, hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời. Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp, nhiều nơi vẫn quan niệm phải làm trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp nên nhiều gia đình làm cúng từ ngày 22.
Ngày cúng ông Táo đưa ông Táo 2023 năm nay rơi vào thứ Bảy, ngày 14/01/2023 dương lịch, tức Âm lịch là ngày 23 tháng 12 năm 2022).
Những ngày đẹp để cúng ông Công ông Táo năm 2023
– Ngày 17 tháng Chạp (08/1/2023 dương lịch): Tức Chủ nhật, ngày Bính Dần, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ.
– Ngày 18 tháng Chạp (09/1/2023 dương lịch): Tức thứ Hai, ngày Đinh Mão, là ngày Hoàng Đạo.
– Ngày 20 tháng Chạp (11/01/2023 dương lịch): Tức thứ Tư, ngày Kỷ Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.
– Ngày 23 tháng Chạp (14/1/2023 dương lịch): Tức thứ Bảy, ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh.
Theo năm dương lịch 2023, ngày 23 tháng Chạp âm lịch sẽ rơi vào thứ bảy (14/01). Bạn có thể làm vào tối thứ 7 hoặc sáng Chủ nhật và phải kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp.
Giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2023
– Ngày 17 tháng Chạp:
Các khung giờ đẹp trong ngày 17 tháng Chạp năm Nhâm Dần gồm: Tí (23h-1h); Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Tỵ (9h-11h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h).
– Ngày 18 tháng Chạp:
Các khung giờ tốt trong ngày 18 tháng Chạp gồm: Tí (23h-1h); Dần (3h-5h); Mão (5h-7h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Dậu (17h-19h).
– Ngày 20 tháng Chạp:
Các khung giờ tốt trong ngày 20 tháng Chạp gồm: Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h).
Trong đó, giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân. Nếu gia chủ tiến hành làm lễ cúng Táo quân vào khung giờ này sẽ hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, gặp dữ hóa lành.
– Ngày 23 tháng Chạp:
Các khung giờ tốt trong ngày 23 tháng Chạp gồm: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), tốt nhất là trước 12 giờ trưa. Trong ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.
Lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?
Để chuẩn bị chu toàn nhất cho ngày cúng ông Công ông Táo, bạn nên chuẩn bị một số đồ cúng lễ như sau:
– Ba bộ mũ áo, hia hài Táo quân cùng vàng nén. Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
– Bánh kẹo, trầu cau, rượu
– Ba con cá chép sống ngụ ý cá chép hóa rồng để đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh ra ao, hồ, sông sau khi cúng.
– Hương thơm, hoa tươi, ngũ quả
Xem thêm: Lịch sử và ý nghĩa ngày y tế Việt Nam 27/2
Mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường gồm các món:
- Bánh chưng
- Xôi có thể in hình cá chép
- Gà luộc
- Canh
- Rau củ xào (luộc)
- Cá rán
- Nem rán
Với những thông tin trên về ngày ông Công ông Táo về trời hi vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bạn để gia đình bạn chuẩn bị được đầy đủ lễ vật cúng ông Công ông Táo cho năm 2023.