Những nét văn hóa độc đáo trong dịp Tết cổ truyền của người Việt

Tết Nguyên Đán là một nét văn hóa vô cùng độc đáo của người dân Việt Nam. Đây là dịp cả gia đình được sum vầy, những người con đi xa có dịp trở về hội tụ. Hơn bao giờ hết, nó đã trở thành một phong tục tập quán không thể thiếu đối với người Việt nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn và an khang, thịnh vượng.

Cúng ông Công, ông Táo

Theo truyền thống, ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm là ngày ông Công, ông Táo lên trời để báo cáo công việc trong một năm của gia chủ với Ngọc Hoàng. Vào ngày này, các gia đình đều dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp, mua cá vàng về thả để tiễn ông Công, ông Táo về trời – một nét văn hóa từ lâu đời được ghi nhận bởi Hội di sản văn hóa Việt Nam.

Gói bánh chưng

Nhắc đến Tết, chúng ta không thể không nhắc tới bánh chưng. Bánh chưng là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong những ngày Tết. Thông thường, các gia đình thường gói bánh chưng vào các ngày 27,28, 29 Tết và đem đi luộc để thắp hương trên bàn thờ Ông bà Tổ tiên. Hình ảnh bánh chưng với màu xanh của lá đã trở nên quen thuộc và là món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng và bạn bè trong dịp Tết.

Phong tục gói bánh chưng vào dịp Tết là nét đẹp văn hóa từ lâu đời

Mua hoa đào vào dịp Tết

Mỗi dịp Tết đến xuân về, mỗi gia đình đều sắm về một cành đào để tăng không khí ngày Tết. Miền Bắc có hoa đào, cây quất, miền Nam có hoa mai. Đây là những loại cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho gia đình trong một năm. Hiện nay, có rất nhiều loại cây khác được bán trong dịp Tết nhưng cây đào, mai, quất vẫn được người dân Việt lựa chọn về để trang trí trong nhà.

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả được đặt trên bàn thờ tổ tiên là một phong tục không thể thiếu trong những ngày Tết của người Việt. 5 loại quả khác nhau tượng chưng cho 5 ước muốn trong một năm: bình an, hạnh phúc, may mắn, an khang, phú quý.

Lau dọn nhà cửa

Các gia đình Việt Nam đều có thói quen dọn dẹp nhà cửa, vật dụng sạch sẽ vào những ngày cuối năm với ý nghĩa xóa bỏ những gì không tốt của năm cũ, đón chào một năm mới với nhiều sự mới mẻ và tài lộc. Đây là một việc làm hết sức ý nghĩa trong mỗi dịp Tết.

Thăm mộ tổ tiên

Ngày Tết là ngày gia đình được sum vầy, quây quần bên nhau. Mỗi gia đình đều mong muốn Tổ tiên về ăn Tết cùng với gia đình mình. Do đó con cháu trong nhà sẽ cùng nhau đến mộ, quét dọn sạch sẽ nơi an nghỉ của ông bà Tổ tiên. Đây là phong tục thể hiện được đạo hiệu, lòng kính trọng của con cái đối với các bậc sinh thành.

Cúng Tất niên

Vào trưa ngày 30 Tết, các gia đình Việt thường làm mâm cơm thắp hương mời các cụ gia tiên về ăn tết cùng gia đình đồng thời để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới.

Gia đình nào cũng làm cơm Cúng tất niên vào chiều 30 Tết

Đón giao thừa cùng gia đình mỗi dịp Tết đến

Giao thừa là thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Lễ cúng giao thừa được diễn ra vào những phút cuối của một năm với ý nghĩa xóa bỏ mọi buồn phiền của năm cũ và đón chờ những điều tốt dẹp của năm mới. Lễ cúng giao thừa thường được diễn ra ngoài trời.

Xông đất

Sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới, người đầu tiên bước vào nhà chính là người xông đất nhà bạn. Theo quan niệm, người xông đốt đầu năm rất quan trọng, họ sẽ đem đến vận may cho gia đình mình. Do đó, gia đình thường chọn những người hợp tuổi, hiền lành, chăm chỉ để xông đất.

Chúc Tết và mừng tuổi

Đây là hình ảnh không thể thiếu trong những ngày Tết. Thông thường, vào sáng mùng Một Tết, con cháu sẽ đến mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình với những phong bao lì xì đỏ kèm theo những lời chúc học hành giỏi giang, hay ăn chóng lớn, dồi dào sức khỏe…

Cập nhật thông tin về Các lễ hội cổ truyền dịp Tết nhanh nhất vui lòng truy cập Tại đây

 

Facebook Comments Box
Rate this post