Tìm hiểu nét đặc trưng trong tết cổ truyền của người Nhật

Nhật Bản thường được mệnh danh là xứ sở hoa anh đào, đất nước mặt trời mọc hay xứ sở Phù Tang… với cảnh quan thiên nhiên và nền văn hóa đặc trưng mang đậm màu sắc Á Đông. Ở bài viết này, để bạn có thể hiểu hơn về văn hóa Nhật Bản, bài viết xin chia sẻ những nét đặc trưng trong tết cổ truyền của người Nhật.

Lễ hội Oshougatsu

Tháng Giêng tại Nhật Bản được gọi là Oshougatsu, có nghĩa là Chính nguyệt. Tết cổ truyền Nhật Bản bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama, vị thần tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và phát đạt.

Trước kia, khi Nhật Bản còn đón tết âm lịch như những nước khu vực châu á khác, Oshougatsu được dùng để gọi cho lễ chào đón năm mới. Tuy nhiên , sau này Nhật bản chuyển sang đón tết dương tức là ngày đầu tiên của tháng giêng dương lịch.

Tết Oshougatsu diễn ra từ ngày 1 đến 3-1. Lễ hội được người Nhật chuẩn bị từ ngày 8/12 đến 12/12.Vào những ngày này, mọi gia đình đều dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng và trang trí nhà cửa đón năm mới. Ngày 1/1 là một ngày quan trọng, đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới. Theo quan niệm của người Nhật, xem mặt trời mọc vào ngày này là việc làm tốt nhất để chào đón một năm mới thịnh vượng, may mắn và tốt đẹp.

Treo shimenawa trước cửa nhà

Mang ý nghĩa trừ đuổi ma quỷ và chào đón những vị thần và đem đến những điều may mắn đến với gia đình, người Nhật thường treo shimenawa trước cửa nhà vào những ngày đầu năm mới.

Shimenawa được trang trí theo nhiều cách khác nhau, nhưng chúng đều mang những màu sắc sặc sỡ, ấm cúng, tượng trưng cho những điều tốt lành, bình yên luôn hiện diện trong cuộc sống của gia đình.

Đi chùa vào ngày đầu năm mới

Đây có lẽ là đặc trưng văn hóa của tất cả những quốc gia châu Á,với mongước năm mới sẽ được an khang, thịnh vượng, có nhiều sức khỏe và phát tài phát lộc.

Người dân sẽ tới ngôi chùa nằm ở hướng được cho là hướng tốt của năm đó.Trước khi đi lễ phải rửa tay và súc miệng sạch sẽ.  Họ thường rút quẻ, nghe những lời “đọc quẻ” và lấy đó để chiêm nghiệm cho những ngày tới trong năm. Nếu có điềm dữ, họ sẽ nhận được lời khuyên và cách “chữa” để lại được may mắn.

Đặt Kadomatsu ở cạnh cửa nhà hoặc cửa công ty

Đây cũng là nét đặc trưng độc đáo trong ngày tết cổ truyền của người Nhật. Kadomatsu truyền thống được làm từ 3 ống tre tươi, vài cành thông được xếp theo số lẻ, kết hợp với những chi tiết trang trí khác để Kadomatsu được đẹp hơn. Người Nhật quan niệm rằng hạnh phúc không thể chia được và nỗi bất hạnh mới cần phải “chia hết”, đó là lý do mà các cành thông luôn được chia theo số lẻ. Bên cạnh đó, cây thông là biểu tượng của sự vĩnh hằng, trường cửu, cây tre là sự dẻo dai, trưởng thành. Đặc biệt, hai loại cây này có thể thích ứng trong các trường hợp khắc nghiệt tới đâu vẫn xanh tốt, chính vì vậy, người Nhật quan điểm rằng khi nhìn thấy hai loại cây này vào dịp năm mới thì mọi người sẽ có sức khỏe tốt và sức sống bất diệt.

Ăn bánh dầy Ozoni vào ngày mùng 1 tết

Ozoni là tên gọi của món canh mà người Nhật thường ăn vào đầu năm mới. Món canh này gồm những nguyên liệu là omachi, đậu hũ, khoai, thịt gà, rau xanh và những loại rau củ có màu sắc khác.

Bên cạnh đó, người Nhật cũng ăn bữa sáng với những món ăn được chế biến rất công phu theo truyền thống.Món ăn không chỉ là các món thường ngày như sashimi, sushi, mà còn có những món ăn làm từ hải sản, rau thịt và có cả bánh dày.

Những tin tức trên do bạn Thu Hương ( học viên Liên thông Cao đẳng Dược) tổng hợp. Bài viết hi vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Facebook Comments Box
Rate this post