“Tranh cãi” về nguồn gốc của Tết cổ truyền

Tết cổ truyền là nét văn hóa độc đáo mang nhiều giá trị nhân văn của người Việt, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kì vận hành của trời đất, vạn vật, cỏ cây. Tuy nhiên, nguồn gốc của Tết cổ truyền vẫn chưa được thống nhất với nhiều quan điểm trái chiều xoay quanh.

Tết cổ truyền được tính như thế nào?

Tết cổ truyền hay còn gọi là Tết Nguyên Đán Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, hay đơn giản chỉ: Tết. Đây là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác.

Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc nên Tết cổ truyền của Việt Nam không hoàn toàn trùng với tết của người Trung Quốc cũng như những nước khác chịu ảnh hưởng trong khu vực.

Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết cổ truyền muộn hơn Tết Dương lịch.Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Nguồn gốc của Tết cổ truyền

Hiện nay, nguồn gốc của Tết cổ truyền (hay tết Nguyên đán) vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Từ thời văn minh lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong 1 năm thành 24 tiết khí khác nhau. Trong đó , thời khắc quan trọng nhất khi bắt đầu 1 chu kỳ canh tác là thời gian sau Tết Nguyên Đán.

Theo lịch sử của Trung Quốc, Tết Nguyên đán có từ thời Tam Hoàng Ngũ đế và có sự thay đổi nhất định. Đời Tam Vương, nhà Hạ chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Đến nhà Thương lại lấy tháng Sửu, tức tháng Chạp làm ngày đầu năm.

Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc.Vì thế mà ngày Tết thường được kể từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy.

Một ý kiến khác lại cho rằng theo sự tích Bánh trưng bánh giày thì người Việt đã ăn tết trước thời Vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm Bắc Thuộc.

Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”. Như vậy có có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.

Đây là 2 quan điểm trái chiều về nguồn gốc của Tết cổ truyền. Tuy chưa tìm được sự thống nhất về vấn đề trên nhưng Tết cổ truyền vẫn là một hoạt động văn hóa độc đáo trong đời sống của người Việt từ bao đời nay.

Theo Phương Trang ( sinh viên Cao đẳng Y dược TPHCM sưu tầm)

Facebook Comments Box
Rate this post