Nên hay không nên bỏ Tết cổ truyền dân tộc?

Tết Âm lịch hay còn gọi là Tết Nguyên Đán, Tết Cổ truyền là dịp để nhân dân được nghỉ ngơi, trở về quê hương sau những năm tháng lao động xa nhà, là dịp để anh em, bạn bè đồng nghiệp gặp lại nhau trao cho nhau những may mắn trong năm mới.

Nhiều năm gần đây, chủ đề gây ra nhiều tranh luận nhất mỗi dịp Tết đến là “Bỏ” hay “Giữ” Tết Nguyên đán. Cuộc tranh luận vẫn chưa có hồi kết và ngày càng trở nên sôi nổi khi đưa ra bàn về giá trị cổ truyền và giá trị văn hóa dân tộc có còn hay không nếu bỏ đi tập tục ăn tết cổ truyền thay vì gộp tết dương lịch vào tết âm?

Giá trị văn hóa sẽ đi về đâu nếu bỏ tết cổ truyền?

Để xét dưới mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thì Tết Nguyên đán  là biểu hiện của sự vận động của vũ trụ theo chu kỳ xuân – hạ – thu – đông.

Tết đối với mỗi người là những cảm xúc và ý nghĩa khác nhau, có những người con xa xứ chỉ mong dịp tết đến để về nhà sum họp bữa ăn gia đình, cũng có những người lao động rồi đến học sinh xa nhà họ mong chờ mỏi mòn mấy ngày tết để về trong vòng tay cha mẹ, anh chị em. Tết là như vậy, ấm áp tình người và mang nhiều những giá trị truyền thống đặc biệt quan trọng.

Sinh viên Nguyễn Hải Anh, đang học năm 3 trường caodangyduocyersin.edu.vn chia sẻ: ” Đối với người Việt Nam mình thì Tết lúc nào cũng rất vui, nó có từ những ký ức tuổi thơ nên không dễ dàng để thay đổi được suy nghĩ ấy. Càng đón những cái tết về sau này thì càng thấy nhớ Tết xưa, giá trị truyền thống nằm ở nguồn gốc cội rễ mà ta đang lưu giữ chứ không ở đâu xa xôi cả”.

Không hùa theo văn hóa Tây để bỏ tết cổ truyền

Tết Nguyên đán đã gắn bó lâu đời với đời sống dân tộc Việt Nam không chỉ diễn ra các hoạt động văn hóa trước, trong và sau Tết mà đây còn là những ngày lễ thiêng liêng, quan trọng nhất của người dân Việt Nam.

Tết cổ truyền có những ý nghĩa lớn về mặt thờ cúng tổ tiên

Những người ủng hộ ăn Tết tây đa số là các bạn trẻ, trong khi đó người ủng hộ ăn Tết ta hầu hết là người lớn tuổi, người lao động xa quê hay giới văn nghệ sĩ. Có lẽ đối với bộ phận nhỏ giới trẻ hiện nay sống “tây hóa”, ảnh hưởng bởi văn hóa phương tây nhiều nên không còn cảm nhận được ý nghĩa về hương vị ngày tết. Điều ngạc nhiên là có nhiều người lại sống theo hình thức adua, ngày lễ Valentine, Halloween, Noel thì rất ủng hộ và chắc chắn cho đến sau này vẫn không thay đổi lịch Tây này sang một ngày khác. Vậy nhưng với tết ta, đặc biệt là Tết Nguyên đán những ngày lễ truyền thống của Việt Nam thì họ lại cho rằng lắm thủ tục phiền hà, tốn thời gian và giảm năng suất lao động.

Trong thời buổi guồng quay của phát triển kinh tế và chạy theo các giá trị của phương Tây, chúng ta càng ngày càng dễ dàng từ bỏ các giá trị văn hóa truyền thống, bởi nó cũ kỹ, lạc hậu và quê mùa. Thiết nghĩ những câu chuyện bàn cãi xung quanh vấn đề nên bỏ hay giữ Tết cổ truyền vẫn nối dài ở những năm tiếp theo. Có thể thay đổi, hòa nhập chứ không nên hòa tan.

Thử tưởng tượng những tập tục và giá trị truyền thống từ bao đời này của Việt Nam được gộp vào dịp Tết tây thì tin chắc rằng chúng sẽ dần dần biến mất. Bởi các giá trị văn hóa truyền thống không phải muốn thay đổi là thau đổi, chúng luôn cần cần một không gian, một giá trị tinh thần cốt lõi để thực hành và vận hành để phù hợp.

 

Facebook Comments Box
Rate this post