Tết Hàn Thực là gì? Ý nghĩa của Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực là gì và có nguồn gốc như thế nào? Đây là một trong số những vấn đề được rất nhiều người quan tâm đến và cùng nhau tranh luận. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin liên quan đến Tết Hàn Thực, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu nhé! 

Giải đáp thắc mắc: Tết Hàn Thực là gì?

Tết Hàn Thực là gì? Tết Hàn Thực được biết đến là một ngày lễ thường lệ ở Việt Nam, theo như trong tiếng Hoa “Hàn thực – 寒 食”, có nghĩa là “Thức ăn lạnh”. Mỗi lần đến Tết Hàn Thực mọi người đều nặn bánh trôi, bánh chay cúng lên ông bà tổ tiên vào ngày 3-3 âm lịch hàng năm.

Tết Hàn Thực là gì? Ý nghĩa của Tết Hàn Thực
Tết Hàn Thực là gì?

>>> Tham khảo thêm những thông tin liên quan đến nét đặc sắc của tết Ấn Độ

Ngày Tết này tại Việt Nam sẽ bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc được lưu truyền cho đến tận ngày nay. Theo đó, nguồn gốc của phong tục này sẽ liên quan đến câu chuyện vào đời Xuân Thu giữa vua nước Tần đó là Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi sẽ theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng 19 năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Sau đó, Tấn Văn Công đã giành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu hỉnh đối với những người có công khi tòng vong, tuy nhiên lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán trách gì nữa, nghĩ là mình theo vua phò vua là chuyện nên làm và ông cho rằng những việc đó không đáng gì để nói.

Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào đến núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, đã cho người đi tìm kiếm Tử Thôi. Nhưng vì là người không mấy tham danh vọng, nên Tử Thôi nhất quyết không quay về để lĩnh thưởng, Tấn Văn Công cũng đã ra lệnh đốt rừng (nhằm muốn thúc ép Thử Thôi quay về). Nhưng không ngờ Tử Thôi quyết chí, 2 mẹ con đã cùng nhau chịu chết cháy ở trong rừng.

Nhà vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ, hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa đến 3 ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi.

Tìm hiểu ý nghĩa của Tết Hàn Thực

Với những thông tin ở trên cũng đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về khái niệm Tết Hàn Thực là gì? Vậy, ý nghĩa đối với Tết Hàn Thực là gì? Dưới đây là một số thông tin về ý nghĩa Tết Hàn Thực cụ thể như sau:

Tết Hàn Thực là gì? Ý nghĩa của Tết Hàn Thực
Tìm hiểu ý nghĩa của Tết Hàn Thực

>>> Tìm hiểu rõ thông tin cây Nhất Mạt Hương hợp tuổi nào

Nhằm để tưởng nhớ người thân đã khuất

Ý nghĩa mặt chữ thì “Hàn Thực” có ý nghĩa là “Thức ăn lạnh”, vì vậy mọi người sử dụng thức ăn lạnh, nguội như là cách để tưởng nhớ đến người thân đã khuất.

Cụ thể là ở trong cuốn tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Trung Quốc đã đề cập đến ý nghĩa của ngày Lễ Hàn Thực sẽ gắn liền với cái chết đầy thương tiếc của vị hiền sĩ Giới Tử Thôi, nguyên nhân cái chết là do cháy rừng.

Nhà Vua lúc bấy giờ vì là nhớ đến tình nghĩa lúc sinh thời, đau lòng mà lập đền thờ, đồng thời còn ban lệnh kiêng đốt lửa trong thời gian 3 ngày nhằm thể hiện được sự xót thương, sử dụng ngày 3 đến ngày 5 tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng niệm đến Giới Tử Thôi.

Ở Việt Nam, lễ Hàn Thực mang nét riêng biệt rõ ràng khi người dân không cần phải kiêng lửa, ngược lại họ đặc biệt chuẩn bị bánh trôi – nhằm đại diện cho thức ăn nguội, dâng lên tổ tiên và thể hiện sự biết ơn trước công nuôi dưỡng cũng như ơn sinh thành.

Thể hiện được truyền thống dân tộc

Đã từ rất lâu bánh trôi, bánh chay đã được dùng phổ biến ở Việt Nam, hình ảnh từng viên bánh tròn, hơi dẹt đã đi sâu vào trong nét truyền thống dân tộc thông qua thơ ca. Hình ảnh chiếc bánh trôi nước được phía nhà thơ Hồ Xuân Hương, ẩn dụ cho nét đẹp truyền thống của phía người phụ nữ Việt Nam: luôn trong trắng – hy sinh – lam lũ – tảo tần,…

Đối với phần vỏ bánh sẽ được tiến hành làm từ bột gạo nếp, sẽ được nắn dạng viên tròn, còn ở bên trong sẽ là nhân đường đỏ, chỉ cần luộc chín cùng với nước sôi sẽ trở thành loại bánh trôi. Bánh chay sẽ được nắn ở dạng tròn hơi dẹt, không có nhân, sau khi đã được luộc chín thì sẽ ăn kèm với nước đường.

Nhằm thể hiện được rõ ràng nét văn hóa lúa nước từ xa xưa của dân tộc người Việt, khi cả 2 loại bánh trôi và bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp thơm, chính điều này thể hiện được truyền thống trân trọng về thành quả lao động của phía người nông dân.

Nhằm ôn lại chuyện xưa

Cứ vào dịp lễ Hàn Thực hàng năm, mọi người ở trong gia đình lại quay quần bên nhau tự tay nắn từng viên bánh trôi và bánh chay. Tiếp sau đó sẽ vừa thưởng thức, vừa chia sẻ với nhau về từng mẩu chuyện của riêng mình, các mẩu chuyện xưa của dân tộc.

Trong số các mẩu chuyện xưa nổi tiếng của nước ta có thể nhắc đến sự tích “Lạc Long Quân – Âu Cơ”, nhất là hình ảnh bánh trôi nhằm giúp mọi người liên tưởng đến hình ảnh cái “Bọc trăm trứng” của Âu Cơ. Cũng chính từ đó lễ Tết Hàn Thực không thể nào thiếu đi bánh trôi, bánh chay và cả từng mẩu chuyện xưa.

Lời kết

Hy vọng với toàn bộ những thông tin ở trên mọi người đã hiểu được về Tết Hàn Thực là gì và có ý nghĩa như thế nào. Thường xuyên truy cập vào chuyên trang thông tin điện tử này để khai thác thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!

Facebook Comments Box
Rate this post