Ngày quốc khánh là ngày lễ quan trọng của một quốc gia. Nó đánh dấu một sự kiện lịch sử, chính trị hoặc văn hóa gắn liền với lịch sử của quốc gia đó. Cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày quốc khánh Việt Nam qua nội dung dưới đây.
Nguồn gốc của ngày Quốc khánh
Sau khi Hà Nội và nhiều nơi khởi nghĩa thắng lợi, ngày 25 tháng 8, Hồ Chủ tịch từ chiến khu trở về Hà Nội. Chiều hôm sau, Người đã chủ tọa phiên họp của Thường vụ Trung ương Đảng bàn về việc tổ chức lễ ra mắt của chính phủ lâm thời.
Từ sáng sớm ngày 2/9, hàng chục vạn người hàng ngũ chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc, áo quần tươi màu đỏ dồn về phía Ba Đình. Ý chí của nhân dân được biểu lộ trên các dòng chữ: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Độc lập hay là chết”, “ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Xem thêm:
Hơn 50 vạn người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân, nét mặt hân hoan phấn khởi chờ đón giờ khai sinh của chế độ mới- nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng giờ này, nhiều cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Huế, Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Muôn triệu trái tim hồi hộp hướng về Hà Nội, đợi chờ.
Đúng 14 giờ, Hồ Chủ tịch và các vị trong Chính phủ lâm thời ra lễ đài. Bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng đang từ từ kéo lên. Hàng chục vạn bàn tay nắm chặt giơ lên ngang tai, biểu thị lòng quyết tâm và ý chí sắt đá, kính chào lá cờ vinh quang của Tổ quốc.
Ý nghĩa lịch sử ngày Quốc khánh Việt Nam
Ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9/1945 chính là ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa và ngày nay chính là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 2/9 được xem là một cột mốc chói lọi trong hành trình nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Khi Bản Tuyên ngôn được đọc lên, đó chính là văn bản pháp lý khẳng định nước Việt Nam tự do độc lập với toàn thế giới. Ngoài ra đây cũng là dịp để mọi người trên đất nước Việt Nam cùng nhớ tới những công lao hy sinh to lớn của các cha ông đi trước. Nhớ lại chặn đường lịch sử gian khổ và hào hùng, từ đó dân ta càng phải tiếp tục xây dựng và bảo vệ tổ quốc phát triển hơn nữa.
Ngày Quốc khánh 2/9 người lao động được nghỉ mấy ngày?
Trên cơ sở đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Chính phủ đã đồng ý với phương án lễ Quốc khánh năm nay công chức, viên chức được nghỉ bốn ngày liên tục.
Cụ thể, người lao động khu vực nhà nước nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023 từ thứ Sáu (ngày 1/9) đến hết thứ Hai (ngày 4/9). Trong đó, nghỉ lễ Quốc khánh ngày 1 – 2/9, do ngày 2/9 trùng vào thứ Bảy (ngày nghỉ hằng tuần) nên người lao động được nghỉ bù thêm thứ Hai (ngày 4/9).
Với lịch nghỉ trên, Bộ LĐ-TB&XH đánh giá, sẽ đảm bảo hài hoà số ngày nghỉ và không trùng với ngày khai giảng năm học mới (ngày 5/9).
Lịch nghỉ Quốc khánh năm 2023 trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức; người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội
Ngày Quốc Khánh 2/9 có ý nghĩa vô cùng to lớn và quan trọng đối với dân tộc ta. Đây được coi là ngày hội lớn của dân tộc, đánh dấu bước ngoặt lớn và thành công trong lịch sử Việt Nam.